Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Tại sao phải xử lý nước thải

Nước thải sinh hoạt và vấn đề môi trường

Trong nước thải có hàng trăm ngàn tấn các chất hữu cơ, dầu mỡ, chất dinh dưỡng (giàu N, P), vi sinh vật. Phần lớn lượng chất thải này không được xử lí mà thải trực tiếp ra đất.. Điều này không chỉ gây nguy hại cho môi trường xung quanh do sự phân huỷ các chất dinh dưỡng mà còn nguy hiểm hơn khi các chất ô nhiễm này ngấm xuống tầng nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm vốn là nguồn nước sinh hoạt của nhiều người dân.
Tuy nhiên, ở Việt Nam việc xử lí nước thải hộ gia đình vẫn chưa được quan tâm đúng mức và điều này có thể gây nên những hậu quả rất khó lường.Người ta chỉ xử lý nước thải phân, nước tiểu mà bỏ qua những loại nước thải khác thậm chí còn nguy hiểm hơn. Các loại nước thải không xử lí này được đổ trực tiếp ra sông và do đó làm ô nhiễm nước sông vốn là nguồn cung cấp nước sạch cho con người.



Tại sao phải xử lý nước thải ?

Nước thải từ nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, chuống trại có chứa phân, nước tiểu, thực phẩm thừa, chất thải chăn nuôi gọi là nước đen. Hàm lượng các chất hữu cơ BOD (nhu cầu ô xy sinh học) và các chất dinh dưỡng như ni tơ, phốt pho trong nước đen rất cao. Loại nước thải này thường gây nguy hại đến sức khỏe và làm nhiễm bẩn nguồn nước mặt (nước giếng khơi, ao hồ) gây mùi hôi thối, không những thế trong nước đen còn tồn tại các loại vi khuẩn, virut, động vật nguyên sinh gây bệnh, các ấu trùng trứng giun rất dễ gây nguy hiểm đến con người.
Nước thải từ các cơ sở sản xuất, chế biến, giặt rửa…. loại nước thải này chủ yếu chứa các chất  cặn lơ lửng, các chất tẩy, dầu mỡ, các hóa chất vô cơ và hữu cơ khác được gọi là nước xám. Trong loại chất thải này thường chứa nhiều hợp chất hóa học độc hại, rất dễ gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nước xám cũng chứa nhiều vi trùng gây bệnh
Có nhiều phương pháp xử lý nước thải, mục đích cuối cùng là làm giảm đến mức tối thiểu ảnh hưởng độc hại của nước thải đến sức khỏe cho người và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đối với nước thải sinh hoạt thì phương pháp xử lý cơ học kết hợp với sinh học là tốt nhất vì trong nước thải sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao. Phương pháp này phù hợp với điều kiện kinh tế vùng nông thôn, ven đô; càng quản lý tốt chất thải từ hộ gia đình bao nhiêu, lượng và loại chất thải cần xử lý tại trạm quản  lý tập trung càng đơn giản, đỡ tốn kém; nước thải sau khi xử lý đạt yêu cầu có thể tái sử dụng để canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Các bước xử lý nước thải sinh hoạt thường gặp:
Xử lý sở bộ: là phương pháp làm trong nước thải bằng phương pháp cơ học để tách loại cặn cả các chất rắn có trong nước thải những thứ có khối lượng và thể tích lớn. Đây là công đoạn bắt buộc đối với tất cả các dây chuyền xử lý nước thải.
Xử lý bậc II hay xử lý sinh học.
Với phương pháp này xảy ra 2 trường hợp:
  • Xử lý sinh học kỵ khí (tuỳ theo lượng các chất hữu cơ có trong nước thải mà người ta chọn loại bể cho phù hợp như bể tự hoại, bể biogas,giếng thấm, …);
  • Xử lý sinh học hiếu khí (là các chất hữu cơ được giữ lại trong các bể và hệ vi sinh vật hiếu khí (có ôxy) để ôxy hoá các chất hữu cơ, nguồn ôxy cung cấp là lượng ô xy hoà tan trong chất thải, người ta có thể thiết kế hình dạng bể aeroten, kênh ôxy hoá tuần hoàn, máy sục khí, quạt thoáng mặt nước.
Xử lý bậc III hay xử lý triệt để (áp dụng trong một số trường hợp cần thiết)
Xử lý bùn cặn, nước thải.
Đây là các bể xử lý sinh học hay các bể lắng nước thải có các chất khoáng không hoà tan như rác, lắng cặn sản phẩm của qúa trình ôxy hoá, chủ yếu là cát, thành phần vô cơ, tỷ trọng lớn được định kỳ  vớt lên phơi khô để san nền hoặc chế biến thành phân bón, các loại rác được vớt lên được đưa về bãi chôn lấp rác thải. Các loại cặn lắng ở hố ga gia đình, nhất là sau các chuồng trại , có hàm lượng hữu cơ cao, có thể vớt lên ủ với bùn trong bể sinh xử  lý sinh học làm phân vi sinh

 (Trích từ dự án xây dựng hô hình tiên tiến về BVMT với sự tham gia của cộng đồng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét