Khi bạn là SEO mới và bắt đầu tìm kiếm để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, bạn sẽ mắc phải sai lầm nhiều hơn một SEO pro có kinh nghiệm dày dạn. Đó là một con đường phức tạp và bạn thực sự không thể tốt cho đến khi bạn đã tích lũy được những kinh nghiệm đáng kể.
Thông thường, bạn sẽ không biết rằng bạn đang tạo ra một sai lầm cho đến khi bạn thực hiện nó. Chỉ là có quá nhiều để biết trong các lĩnh vực mà bạn không thể nhận thức được hết.
Tôi viết bài này để giúp bạn giải quyết vấn đề này. Dưới đây là 6 sai lầm lớn nhất mà tôi đã nhận thấy SEO mới khi bắt tay vào làm và cách để tránh chúng.
1. Không biết những gì họ không biết
Những học viên SEO tốt nhận được một sự thật không thể chối cãi: việc học không bao giờ là kết thúc. Bạn sẽ thấy rằng có nhưng kỷ cương kỹ thuật đòi hỏi phải giáo dục thường xuyên. Tại sao? Bởi vì Google sử dụng một thuật toán để xác định cách các trang được xếp hạng và bạn không thể dựa vào chiến thuật cũ.
Nỗ lực SEO của bạn là ở trên top đầu của trang kết quả tìm kiếm trong năm 2014 có thể sẽ ít hiệu quả trong năm 2016. Bạn cũng có thể tìm thấy các trang hiện tại của bạn đang sợ hãi vì Google đang nhảy múa - đó là vì những thay đổi xung quanh thuật toán.
Bạn biết gì về sự thay đổi thuật toán mới nhất của Google? Nếu bạn không thể trả lời,thì đó là những gì bạn không biết. Thay đổi điều đó bằng cách theo kịp những thay đổi, đó là những gì được ghi chép thường xuyên.
Ngoài ra, nếu bạn đang bắt đầu với SEO, hãy đảm bảo rằng bạn có nhiều nguồn trực tuyến về cách xếp hạng thành công của một trang web. Cụ thể, chú ý đến những gì đang làm việc và những gì không làm việc từ các bài viết được công bố gần đây. Nó có thể là một chiến lược xếp hạng mà đã được phổ biến trong 6 tháng trước đây nhưng đến thời điểm này nó không làm việc tốt nữa.
Khi tôi bắt đầu với SEO, tôi đọc các bài viết mỗi ngày trên Search Engine Land, Google Webmaster Central, Moz... Nhưng tôi vẫn không biết hết mọi thứ. Nếu bạn là một người mới đến với SEO, điều đó là rất quan trọng để nhớ rằng bạn không bao giờ biết tất cả mọi thứ. Có thể bạn sẽ phải nói với cấp trên hoặc khách hàng của bạn rằng "Tôi sẽ cần phải nghiên cứu thêm về nó và tôi sẽ có câu trả lời với bạn". Trong hầu hết các trường hợp, khách hàng sẽ tôn trọng bạn vì điều đó. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn sẽ biết tất cả? Hãy thử làm quen với một số câu hỏi SEO cơ bản:
Dưới đây là một số câu hỏi mà tôi thường hỏi trong quá trình phỏng vấn. Hãy sử dụng nó khi bạn phỏng vấn một nhà tư vấn SEO.
- Tập tin robots.txt là gì?
- Tag X-Robots là gì?
- Thẻ meta nositelinksearchbox là gì?
- Thẻ notranslate là gì?
- Unicode/UTF-8 là gì và tại sao nó lại là một vấn đề với Google?
- Có những trường hợp quan trọng nào với các thẻ meta?
- Thẻ meta refresh là gì và tại sao nó không được khuyến cáo?
- Một tập tin .htaccess là gì và làm thế nào để bạn sử dụng nó?
- Làm thế nào bạn có thể sử dụng tác nhân người dùng và phát hiện vị trí IP để cải thiện UX?
- Rel canonical là gì?
- Noindex, nofollow là gì?
- Khi nào bạn sử dụng robotx.txt, rel canonical và noindex nofollow?
- Làm thế nào để bạn tối ưu hóa một trang web?
+ Title
+ Description
+ H1
+ H2
+ Images
+ Schema
+ Internal linking
- Đã bao giờ bạn tối ưu hóa với các ngôn ngữ khác nhau?
- Thẻ hreflang là gì?
- Liên kết nào là tốt cho SEO?
- Viết blog đóng vai trò quan trọng với SEO như thế nào?
- Sự khác biệt giữa URL tuyệt đối và tương đối là gì?
- Có những cách nào bạn co thể tối ưu hóa cho mobile và những yêu cầu về kỹ thuật đó là gì?
+ Sự khác biệt giữa các domain
+ Http header
+ Responsive
- Phương tiện truyền thông xã hội đóng vai trò quan trọng trong SEO như thế nào?
- Lỗi 404 là gì?
- 200 ok là gì?
- Chuyển hướng 301 và 302 là gì? Khi nào bạn sử dụng chúng?
- Server header checker là gì?
- Bạn có sử dụng Screaming Frog?
- Bạn kiểm tra thứ hạng như thế nào?
- Bạn biết sử dụng Google Analytics?
- Bạn tìm các liên kết external bị hỏng trỏ đến trang web của bạn như thế nào?
- Bạn sẽ làm gì để tối ưu hóa một trang web trong Ajax hoặc JavaScript?
- Bạn đã từng tối ưu hóa một ứng dụng?
+ Thiết lập ứng dụng trong Google Analytics và Google Search Console
+ Tối ưu hóa ứng dụng trong app store
- Bạn sẽ làm gì nếu bạn nhìn thấy một khách hàng có sự tăng đột biến lỗi 404 trong Google search console?
- Bạn sẽ làm gì để một trang được index một cách nhanh chóng?
- Cấu trúc thư mục và subdomians là gì và chúng quan trọng với SEO như thế nào?
- HTTPs là gì, bạn chuyển sang https như thế nào và tại sao nó lại quan trọng với SEO?
- Công cụ SEO yêu thích của bạn là gì?
- Một số dự án SEO thành công nhất của bạn là gì?
- Tất cả các hình phạt manual bạn có thể nhận từ Google là gì?
- Kể về việc bạn đã làm sạch trang web từ một hình phạt?
- Bạn cấu hình một tập tin chối bỏ như thế nào?
- Bạn gửi một yêu cầu chối bỏ liên kết như thế nào?
- Bạn xử lý một trang web bị tấn công như thế nào?
- Bạn sẽ xử lý 1.000 liên kết mới trỏ vào trang web của bạn với commercial anchor text như thế nào?
- Tất cả những vấn đề về thuật toán của Google là gì?
- Bạn tối ưu hóa cho Google video search như thế nào?
- Bạn có thể chỉ rõ video markup là gì?
- Bạn nhìn thấy gì trong video sitemap?
- Bạn dừng một video xuất hiện trong một quốc gia cụ thể như thế nào?
- Google product feed là gì?
- Thuộc tính của một product feed là gì?
- Làm thế nào để bạn tối ưu hóa với Google news?
- Google news publisher center là gì?
- Google new có thể thu thập tập tin PDF?
- Google new bao gồm audio hay multimedia content?
- Google có yêu cầu một Google news sitemap?
- Thẻ Google news standout và thẻ keyword là gì? Chúng khác nhau như thế nào so với các thẻ meta khác?
- Có tất cả những loại sitemap nào?
- Lỗi mobile usability là gì và làm thế nào để khắc phục chúng?
- Vấn đề tốc độ trang phổ biến nhất là gì?
- 5 loại mô hình website là gì?
- Bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng như thế nào?
- Sự khác biệt giữa SEMRush, SpyFu, Majestic và Moz là gì?
Khi bạn nhận được những con số tồi tệ, bạn cần phải trung thực với khách hàng về lý do tại sao chúng là xấu. Nếu đó không phải là do chiến lược không chính xác mà thay vào đó là do một cái gì đó đã phá vỡ trang web của khách hàng hoặc một vấn đề kỹ thuật nào đó, bạn cần phải rõ ràng về điều đó.
Khi nói đến SEO, những con số nhảy múa xung quanh bạn dẫn đến các vấn đề về hiệu suất kém. Nếu đó không phải là lỗi của bạn, hãy giải thích rõ ràng. Và nếu đó là lỗi của bạn thì bạn cần phải khắc phục nó.
Một lưu ý khác, nếu bạn đang cố gắng làm điều tương tự và nó không làm việc, đó là thời gian bạn có thể thử những chiến thuật khác. Có thể bạn đang cố gắng sử dụng một chiến lược SEO cũ không còn làm việc. Thậm chí tệ hơn là bạn đang cố gắng thao túng thuật toán của Google và trang web của bạn có thể bị phạt.
Ví dụ, nếu bạn vẫn nhận được rất nhiều liên kết chất lượng thấp và hy vọng thứ hạng của bạn sẽ đi lên, bạn sẽ thất vọng. Bạn có thể sẽ nhận được một vài vị trí xếp hạng trong một vài tháng và sau đó bạn rời khỏi vị trí đó và nhận được một hình phạt.
Tóm lại: Nếu báo cáo của bạn là không tốt, hãy thành thật về nó. Nếu báo cáo là xấu bởi vì bạn không có chiến lược đúng đắn, bạn nên liên hệ với những người có kinh nghiệm hơn bạn để được giúp đỡ.
3. Không tập trung vào những thuật ngữ quan trọng nhất để cải thiện doanh thu
Trong SEO, đó là xu hướng tập trung nỗ lực của bạn để xếp hạng các trang với các từ khóa "dễ dàng", ngay cả khi những trang này không đóng góp vào sự tăng trưởng so với những yếu tố khác. Tránh việc bứt những trái cây treo thấp vì nó làm cho công việc của bạn hết sức tẻ nhạt.
Hãy đảm bảo rằng bạn đang làm những điều sau đây:
- Tập trung vào các từ khóa sẽ mang lại kết quả đủ lớn.
- Đừng lãng phí thời gian với những chiến lược không mang lại hiệu quả. Hãy quên đi những công cụ hay những kỹ thuật tiết kiệm mà không mang lại hiệu quả.
- Tạo kế hoạch chiến lược hàng quý được gắn trực tiếp vào các mục tiêu kinh doanh.
- Nội dung tốt và liên kết tốt là những yếu tố quan trọng nhất. Lưu ý rằng "nội dung tốt" có nghĩa là: một trang đích tốt, một category template tốt, một blog tốt. Bạn cũng cần phải hiểu rõ về on-page.
Vâng, bạn có một hợp đồng với khách hàng của bạn và trong đó nêu rõ trách nhiệm cụ thể mà bạn phải làm. Nó liệt kê một loạt các điều khoản giữa các bên. Hãy coi nó như một hướng dẫn chứ không phải là một nhiệm vụ.
Nhưng hãy nhớ điều này ...
Khi một nhân viên bán hàng bán một hợp đồng SEO, họ làm hết sức mình với các dịch vụ của họ. Thông thường, họ làm một công việc tuyệt vời. Nhưng công việc của bạn là đảm bảo những dịch vụ được cung cấp và thực hiện. Nhưng cũng có thể, nếu chúng không phải là những dịch vụ đúng, đó là công việc của bạn để thay đổi chúng để họ có các dịch vụ phù hợp hơn.
Ví dụ như hợp đồng của bạn có 30 infographics đã được chỉ định nhưng khi bạn nhìn kỹ hơn, bạn có thể nhận thấy tất cả các nội dung trên các trang web đã bị đánh cắp bởi hàng chục các trang web affiliate. Bạn hãy bỏ infographics và đi khắc phục vấn đề về nội dung.
5. Không yêu cầu trợ giúp cho đến khi nó đã quá muộn
Mặc dù SEO tốt cần có thời gian nhưng nó không nên dùng mãi mãi. Những nỗ lực của bạn để tăng thứ hạng của một trang web nên được chú ý trong vòng sáu tháng (tùy thuộc vào trang và từ khóa bạn đang cố gắng để xếp hạng).
Tuy nhiên, nếu bạn không nhận thấy bất kỳ kết quả sau một vài tháng, đây có thể là lúc cần sự trợ giúp của một SEO có kinh nghiệm hơn. Như bạn thấy, chủ sở hữu trang web muốn nhìn thấy kết quả trong SERPs. Nếu họ không nhìn thấy kết quả sau một thời gian thì bạn có thể nhanh chóng bỏ cuộc. Bạn không muốn điều đó xảy ra.
Vì vậy, hãy chắc chắn kiểm tra thứ hạng hàng tuần để xác định được hành động của bạn. Tuy nhiên nếu trang đó không thể di chuyển lên vị trí tốt hơn thì bạn có thể đang làm điều gì đó sai. Bạn sẽ cần phải dựa vào người khác để được giúp đỡ. Kinh nghiệm ở đây là bạn phải liên tục cảnh giác để đảm bảo rằng bạn đang có tác động nào đó trên bảng xếp hạng. Tránh việc phải chờ đợi quá lâu để tìm kiếm sự giúp dỡ hoặc nó có thể là quá muộn.
6. Không nhận thấy khách hàng là mãi mãi
Là một chuyên gia SEO, bạn sẽ nhận thấy rằng sự trở lại của khách hàng là một điều vô cùng quý giá. Đó là lý do tại sao bạn nên làm tất cả để khách hàng của bạn được hạnh phúc.
Nếu bạn biết khách hàng có giá trị như thế nào, hãy bắt đầu bằng việc tính toán chi phí để có được họ. Chìa khóa ở đây là hãy làm khách hàng hài lòng với công việc của bạn. Bằng cách đó, bạn sẽ giữ được khách hàng của bạn và có thể thêm một vài quảng cáo bằng miệng.
Vì vậy hãy mang đến cho khách hàng của bạn những trải nghiệm tuyệt vời. Họ sẽ cảm ơn bạn với doanh thu dài hạn và đi xa hơn nữa bạn sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng.
Việc bạn để mất một khách hàng thì nó cũng rất quan trọng bởi rất có thể nó sẽ được truyền từ người này sang người khác. Hãy luôn làm tốt nhất những gì bạn có thể.
Rất có thể bạn sẽ gặp họ một lần nữa trong cuộc sống của bạn. Điểm chính là nếu bạn làm một điều gì đó sai và mối quan hệ đó kết thúc nhưng đó là những bài học quý báu dành cho bạn. Và rất có thể sau này bạn sẽ được gặp lại họ.
Tóm lại
Nếu bạn là newbie SEO, bạn có khả năng sẽ mắc phải những sai lầm. Tuy nhiên, bạn hãy học hỏi từ những sai lầm của người khác chứ không phải chỉ là của riêng bạn. Chúc bạn may mắn với thứ hạng của bạn.
Nguồn www.voc.vn
Link: 6 sai lầm mà một newbie SEO có thể mắc phải.
Link: 6 sai lầm mà một newbie SEO có thể mắc phải.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét