Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

6 cách tối ưu trang đích hiệu quả cho các marketer

Ngày nay, bất kỳ hoạt động marketing nào đều có một điểm đích đến chung, đó là chuyển đổi - conversion.

Và landing page - trang đích, là bước cuối cùng trong chu trình marketing trước khi khách hàng thực hiện những chuyển đổi đó. Như vậy, trang đích chính là công cụ giúp bạn gặt hái được những chuyển đổi, dựa trên những thành quả của các hoạt động marketing.

Tuy nhiên, nếu như bạn không tối ưu cho trang đích này, thì công sức, tiền bạc của bạn dành cho các hoạt động marketing online sẽ trở thành muối bỏ bể.

Sau đây là một số việc cần thiết dành cho công việc tối ưu landing page của bạn:

(Xin phép được lược bớt nội dung của bài viết gốc vì lý do quá dài)

1. “Coming soon” landing page
[​IMG]



⇒ Truyền thông cho các sản phẩm chưa có sẵn?
Trong quy trình marketing cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mới, bạn không thể chờ đến khi sản phẩm bạn đã hoàn thiện và có sẵn trong tay rồi mới bắt đầu gia tăng nhận diện về sản phẩm trong người dùng.

Chỉ vì một sản phẩm chưa được phát triển hoàn toàn không có nghĩa là mọi người sẽ không muốn nghe về nó và nhận được thông báo khi nó đã hoàn tất. Đặc biệt hơn, nếu sản phẩm của bạn sẽ đem đến một giải pháp độc đáo cho người dùng, họ có thể sẽ làm bất cứ điều gì để có được sản phẩm, hoặc chỉ là bản dùng thử, cho dù là bây giờ hoặc trong tương lai gần.

Và bây giờ, bạn sẽ làm gì để truyền thông cho sản phẩm “coming soon” của mình? Bạn không thể đem trang bán hàng ra truyền thông, bởi sản phẩm của bạn hiện không tồn tại.

Tuy nhiên, bạn có thể đưa họ đến một trang đích “coming soon”.

Loại landing page này càng ngày càng được sử dụng nhiều hơn, là một dấu hiệu rõ ràng nhất về hiệu quả mà nó sẽ đem lại cho các doanh nghiệp.

2. Video landing page
[​IMG]

⇒ Truyền thông bằng video – hiệu quả nhưng khó khăn

Nếu bạn có một loại sản phẩm, dịch vụ khá phức tạp và độc – lạ, khó có thể truyền đạt được tất cả trong một trang ngắn, bạn có thể sử dụng video để giới thiệu về các sản phẩm của mình.

Bạn vẫn có thể thêm các văn bản giải thích cho sản phẩm của mình, nhưng nó chỉ nên là yếu tố phụ và được thêm sau.

Video sẽ đem lại lợi ích lớn nhất cho bạn khi tập khách hàng của bạn có thói quen “ngại đọc”. Họ sẽ không hào hứng khi phải kéo đọc một trang văn bản quá dài.

Tuy nhiên, video cũng vậy, phần đông người dùng chỉ có kiên nhẫn xem một đoạn video quảng cáo tầm khoảng 1-2 phút. Đây là khó khăn lớn nhất khi bạn làm video landing page cho một sản phẩm phức tạp, sẽ rất khó để bạn có thể giới thiệu một cách đầy đủ về sản phẩm của mình chỉ trong 1-2 phút ngắn ngủi.

Một khó khăn nữa đó là bạn buộc phải làm tốt nếu như đã quyết định làm video. Một đoạn video chất lượng kém có thể không những chẳng đem lại hiệu quả chuyển đổi gì cho website, mà còn tạo một ấn tượng xấu đến với người xem.

3. Section landing page – Trang đích phân đoạn
[​IMG]

⇒ Giải pháp cho những doanh nghiệp không thể làm video landing page
Một phương pháp khác đơn giản hơn dành cho những doanh nghiệp không có khả năng làm video giới thiệu sản phẩm của mình. Đó là trình bày nội dung giới thiệu sản phẩm trên trang dưới dạng phân khúc ngắt đoạn – section.

Loại landing page này cũng đáp ứng được nhu của tâp khách hàng “không thích video”, những người thà đọc còn hơn xem (có thể do mạng không nhanh, hoặc họ muốn đọc để hiểu rõ hơn).

Một điểm nữa, loại landing page này còn vô cùng tốt cho SEO, nhất là trên Google. Bạn hoàn toàn có thể SEO và thu về traffic từ công cụ tìm kiếm bằng loại landing page này.

Về cơ bản, loại landing page này được tạo dựa trên việc phân tách thông tin về sản phẩm trên trang ra thành các phần riêng biệt, mỗi phần chỉ giải quyết một loại thông tin về sản phẩm(như bạn có thể xem ở hình vẽ) với mục đích tối ưu hóa trải nghiệm đọc của người dùng.

Và tất nhiên, chi phí bạn phải bỏ ra cho một landing page như thế này là vô cùng nhỏ so với video landing page.

4. Choice landing page – Trang đích chọn lựa
[​IMG]

Đối với những doanh nghiệp có sản phẩm tiếp cận đến nhiều nhóm khách hàng (một sản phẩm có nhiều các tính năng, và mỗi tính năng chỉ hỗ trợ cho một nhóm khách hàng), thì việc hiển thị tất cả các tính năng này lên trang đích có thể đánh mất sự quan tâm của họ đến với sản phẩm, hoặc khiến cho họ mất hứng thú và dẫn đến kém chuyển đổi.

Giải pháp cho bạn lúc này đó là tạo một trang đích có bộ lọc để phân loại khách truy cập, và mỗi nhóm khách hàng sẽ có một nội dung riêng. Thay vì nhảy ngay vào một tính năng của sản phẩm, hãy cho khách truy cập của bạn lựa chọn những gì họ đang quan tâm. Sau đó, tùy thuộc vào nút hoặc liên kết mà họ lựa chọn, bạn đưa họ đến một phần nhất định của trang (hoặc thậm chí đến một trang đích khác).

5. Hạn chế visit từ những khách “lạ”
[​IMG]

⇒ Tốt hơn cho cả bạn và chính họ
Mặc dù trong chu trình marketing, landing page có thể được sử dụng ở bất cứ khâu nào. Tuy nhiên, để gia tăng tính hiệu quả cho landing page – gia tăng chuyển đổi, thì việc hạn chế các visit không hề biết đến thương hiệu và sản phẩm của bạn là điều cần thiết.

Điều này nghe có vẻ hơi vô lý, bởi việc gia tăng nhận diện cho thương hiệu và sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp cũng là một mục tiêu cần đạt của landing page, và một landing page chất lượng vẫn có thể tạo ra chuyển đổi ngay cả trên những người dùng chưa từng biết đến bạn.

Tuy nhiên, việc tối ưu như vậy có thể đem lại một tỷ lệ chuyển đổi tuyệt vời cho trang đích, khi khách truy cập đã biết rõ và thích thương hiệu của bạn. Sẽ tốt hơn khi người xem chỉ đang đắn đo về việc có nên sử dụng sản phẩm này hay không, thay vì bị phân tán bởi hàng loạt các suy nghĩ khác như :
– “công ty này sao nghe tên lạ thế nhỉ, không biết có uy tín không”
– “Nó có lừa tiền mình không nhỉ
– “Thanh toán xong nó có trở mặt không nhỉ”,…

6. Call-to-action cho landing page
[​IMG]

⇒ Yếu tố cần thiết nếu bạn muốn có chuyển đổi
Không giống như trên các blog, nơi các bạn cung cấp giá trị cho người đọc một cách hoàn toàn miễn phí, người đọc có thể tự động gửi cho bạn email để đăng ký theo dõi mà bạn không cần tối ưu bất kỳ một call-to-action nào. Landing page về bản chất là một trang giới thiệu sản phẩm mà bạn sẽ bán – hành động trao đổi ngang bằng, chính vì vậy, nếu không có một call-to-action phù hợp, họ sẽ không gửi cho bạn bất kỳ một email nào.

3 tiêu chí dành cho 1 call-to-action phù hợp cho landing page bao gồm:
  • Phù hợp: Lời đề nghị của bạn cần phù hợp với thị hiếu của khách truy cập.
    Ví dụ như: Website bạn là đào tạo SEO, khách truy cập lạ vào site bạn để tìm hiểu thêm về công ty. Bạn có thể xin email của họ bằng cách gửi đến cho họ một ebook SEO cơ bản – kiến thức SEO là điều mà nhóm khách hàng này cần.
  • Giá trị: Quan trọng hơn là nó phải có giá trị với khách truy cập. Bạn nghĩ rằng một coupon giảm giá 10% hoặc 5% sẽ có giá trị để họ nhập email đăng ký? Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy. Đối với một số khách hàng, một ebook đem lại kiến thức cho họ (dù cơ bản) sẽ có giá trị hơn rất nhiều 10% off mà bạn cung cấp. Hơn nữa, giảm giá cũng sẽ không có hiệu quả khi bạn dùng nó cho đối tượng khách hàng mới.
  • Khả thi: Một khóa học SEO trong 50 tuần nghe có vẻ nhiều giá trị hơn một khóa học trong 4 tuần. Tuy nhiên, nếu xét về thực tế, một khóa học như vậy nếu kéo dài trong hơn 1 năm trời như vậy, có thể khiến cho người dùng hoài nghi về tính hiệu quả của nó. Xu hướng SEO có thể sẽ bị thay đổi ngay trong khóa học – khiến cho những kiến thức họ học xong bắt đầu đi vào lỗi thời.
    Vì vậy, hãy xem xét kỹ sản phẩm cùng lời kêu gọi của mình trước khi gửi nó tới khách hàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét