KPI là gì?
KPI – Key Performance Indicator: Là các chỉ số được đưa ra sau những phân tích để đánh giá kết quả công việc. Nói một cách đơn giản thì KPI là những chỉ số mà dựa vào đó những nhà quản lý sẽ đánh giá được hiệu quả thành công của một dự án, năng lực nhân sự...
Càng ngày KPI càng được sử dụng nhiều hơn, từ việc quản lý nhân viên, kết quả công việc, các chiến dịch – dự án đã và sắp tới sẽ triển khai của công ty...
KPI for SEO là gì?
SEO có khá nhiều yếu tố và quá trình để làm việc, cũng như nhiều cá nhân, nhiều bộ phận tham gia vào để thực hiện một dự án. Và thường nhà quản lý sẽ đưa ra các chỉ số cho từng giai đoạn dự án, chỉ số về doanh thu, về traffic. Về từng cá nhân tham gia dự án các chỉ số này sẽ dùng để đánh giá hiệu quả công việc của các bạn.
Các KPI trong SEO
Trong SEO có rất nhiều yếu tố để lập KPI, cho nên mình sẽ chia KPI for SEO thành 2 mảng chính:- KPI kết quả
- KPI xây dựng
Trong KPI kết quả: Đây là vấn đề phải rõ ràng từ đầu vì nhiều dự án SEO có những mục tiêu khác nhau, có dự án là traffic, có dự án là doanh thu, có dự án là giới thiệu sản phẩm – thương hiệu....
Cho nên nhóm KPI kết quả cũng được chia tương ứng, và bao gồm 05 yếu tố chính để lập KPI
Thứ hạng từ khóa
Đây là yếu tố thường gặp nhất trọng dự án SEO, và cũng là yếu tố dễ dàng thành lập nhất. Các KPI theo thứ hạng từ khóa sẽ là:
- Số lượng từ khóa
- TOP từ khóa ( Top 10 – 5 – 3 - 1 )
- Mốc thời gian để đạt TOP tương ứng
- Từ khóa tăng – giảm
Để lập KPI này bạn cần nắm tối thiểu những yếu tố:
- Danh sách từ khóa
- Lĩnh vực - Độ khó từ khóa
- Các mốc thời gian để thực hiện dự án SEO từ khóa
- Nhân sự thực hiện dự án
- Thời gian hoàn thành dự án
- Số lượng tương đối reseach keyword
SEO 1000 từ khóa lĩnh vực thời trang, top 3-5, thời gian 04 tháng, thay đổi tăng giảm từ khóa 5%. Lượng tìm kiếm hàng tháng từng từ khóa là....
Lưu lượng truy cập
Với những dự án ưu tiên traffic thì đây là một KPI rất quan trọng. Và bạn phải có những tính toán chính xác để đưa ra các KPI đúng. Thường KPI theo lưu lượng truy cập sẽ là:
- Số truy cập thời gian thật
- Số truy cập theo ngày/ tuần/ tháng/ năm
- Tỉ lệ thoát và thời gian trung bình trên website
- Tỉ lệ quay lại của người xem và người xem mới
- Có bao nhiêu khách truy cập vào landing page mục tiêu
- Truy cập đến từ đâu
- .....
- Truy cập hiện tại của website bạn là bao nhiêu ?
- Website của bạn đã có gì ( content, fanpage, top từ khóa) ?
- Truy cập đến website của bạn đến từ đâu?
- Tỉ lệ khách hàng đến từ Organic Search ?
- Khách hàng xem nội dung nào nhiều nhất trên website của bạn ?
- Ưu tiên hàng đầu của khách hàng khi truy cập vào website của bạn ?
- Tương tác của khách hàng khi vào website của bạn ?
- Tỉ lệ khách hàng quay lại và tỉ lệ khách hàng mới ?
- Tỉ lệ chuyển đổi ?
- Mục tiêu của website này theo tuần, tháng ?
- + ....
SEO website đạt 1.000.000 traffic/ tháng trong 06 tháng tới ( tháng 1 bao nhiêu, tháng 2 bao nhiêu... tháng 5 bao nhiêu, sau 6 tháng bao nhiêu), có 80% từ Organic Search từ Google, khách hàng truy cập chủ yếu vào landing page ABC. Tỉ lệ khách hàng quay lại là 5%, tỉ lệ chuyển đổi là 3%, tỉ lệ khách hàng mới là 95%....
Conversion Rate (CR) – Tỉ lệ chuyển đổi
Đây là một KPI quan trọng trong dự án SEO, là con số thu hút các nhà đầu tư bỏ tiền vào dự án. Một CR hấp dẫn sẽ điều quyết định để các nhà đầu tư có quyết định sẽ đầu tư hoặc mở rộng dự án hay không.
Tỉ lệ chuyển đổi không chỉ là số khách hàng sẽ trả phí cho bạn, mà còn là các thông số về độ tương tác của khách hàng như các like/ comment/ share.... Và ngoài tỉ lệ chuyển đổi thì bạn còn phải tính vào thêm tỉ lệ khách hàng quay lại
Cách tính CR sẽ dựa trên số traffic chuyển đổi mang lại doanh thu và tổng số traffic truy cập vào website.
Cách tính CR:
Hoặc
Một dự án SEO thì phải được tỉ lệ chuyển đổi này phải CAO, và nhất là tỉ lệ chuyển đổi khách hàng mục tiêu. Cho nên việc theo dõi, phân tích và tối ưu tỉ lệ chuyển đổi là điều bắt buộc để chiến dịch SEO có hiệu quả cao hơn.
Và để đặt KPI CR thì ta phải nắm được là tỉ lệ chuyển đổi ở đây:
- Là khách hàng trả phí
- Là tương tác khách hàng (like – share – comment)
- Nắm được nơi có traffic truy cập, tỉ lệ chuyển đổi cao nhất
- Nắm được khách hàng cần gì và tối ưu lại bố cục, content, màu sắc cho phù hợp
- Những thay đổi nhỏ để làm tăng tỉ lệ chuyển đổi như các button, khuyến mãi, giảm giá đặc biệt...
1000 khách hàng truy cập website và có 30 đơn hàng, tỉ lệ chuyển đổi sẽ là 3%
Return on Investment – ROI ( Lợi nhuận ròng so với chi phí đã bỏ ra)
Và công thức để tính KPI ROI khá đơn giản:
HoặcĐể đặt chỉ số ROI thì phải phân tích các yếu tố chi phí cho chiến dịch SEO sẽ là :
- Chi phí đầu tư dự án
- Nhân sự
- Thời gian
- Cơ sở vật chất
- Giá trị gốc của hàng hóa, dịch vụ
- Những dụng cụ thiết yếu
- Những dụng cụ, thực phẩm bổ sung
- Những sự cố hư hỏng, thay đổi
Ví dụ đơn giản như:
Bỏ ra tổng chi phí 200.000.000 VNĐ trong thời gian 03 tháng cho dự án SEO, lợi nhuận thu được là 3.000.000.000 VNĐ
Vậy thì ROI sẽ là 1500% trong 03 tháng
Thương hiệu
Đây là một chỉ số lập KPI quan trọng mà bạn phải tính đến khi thực hiện dự án SEO. Khi mà càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp ý thức được sự quan trọng hình ảnh công ty trên thế giới online thì càng ngày yêu cầu về chỉ số thương hiệu ngày càng cao hơn.
Thương hiệu có thể đo lường được bằng độ phủ, bằng các kết quả tìm kiếm...
Để lập KPI thương hiệu thì phải dựa vào các yếu tố:
- Hình ảnh công ty hiển thị trên các kết quả tìm kiếm
- Kết quả tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm từ khóa thương hiệu
- Có bao nhiêu kết quả hiển thị khi tìm theo thương hiệu công ty
- Những tin tức bẩn cho thương hiệu ( nếu có )
- +...
Ví dụ đơn giản như:
Search top 10 từ khóa thương hiệu có 7 kết quả của dự án, không có kết quả xấu. Hiển thị đầy đủ Google map và phần Google Image cũng sẽ là hình ảnh tốt của công ty.
Và đây là những ý kiến cá nhân nên mong nhận được thêm các góp ý của các bạn.
------------------------
TIẾP TỤC PHẦN 2:
Như lời hứa, bài tuần trước chúng ta đã nói sơ qua về KPI for SEO là gì và các chỉ số KPI kết quả như bài viết trên.
Thì bài này chúng ta sẽ nói đến các chỉ số KPI khác: KPI xây dựng
Đầu tiên để lập ra các KPI xây dựng thì người lập phải có chuyên môn khá cao, vì những KPI xây dựng này chuyên về kỹ thuật nhiều và không thể nào chọn đại một con số để đưa mà nó là tập hợp của nhiều yếu tố để đưa vào, phân tích số liệu sau đó mới có con số chính xác
Những KPI xây dựng này thường được đặt ra để giám sát nhân viên thực hiện công việc có đầy đủ hay không, họ có làm đúng theo yêu cầu của mình và làm đủ những công việc được giao.
Và mình sẽ chia những KPI xây dựng trong KPI for SEO thành nhiều yếu tố đặc trưng theo bản chất công việc
Danh sách từ khóa
Đây là một trong những bước quan trọng nhất của dự án SEO, là chìa khóa thành công của chiến dịch. Nếu ở bước này mà chọn sai từ khóa thì dự án sẽ có nguy cơ vỡ rất cao. Những KPI chủ yếu của từ khóa là:
- Số lượng từ khóa
- Số từ khóa chính, từ khóa phụ
- Số tìm kiếm của từ khóa
- Số nhóm từ khóa
- Số landing page chứa nhóm từ khóa
- Độ khó từ khóa
- Thời gian lên top 10-5-3-1 của từ khóa
- Traffic của từ khóa khi lên top tương ứng
- Chi phí ( Nếu có, dành cho dịch vụ SEO) để thực hiện dự án
Tùy theo từng lĩnh vực và khả năng của khách hàng mà có danh sách từ khóa và thời gian thực hiện khác nhau. Cùng một lĩnh vực nhưng từ khóa khác nhau là chuyện bình thường, cái quan trọng là mục tiêu và khách hàng hướng tới của bạn là ai. Từ đó qua các bước phân tích bạn sẽ có danh sách từ khóa tương ứng
Ví dụ: Nhận một website và sau khi phân tích danh sách từ khóa có 20 từ khóa chính và 1000 từ khóa phụ. Lượng tìm kiếm của mỗi từ khóa (? GA nhé). Có 20 nhóm từ khóa và 20 landing page tương ứng. Độ khó từng từ khóa tương ứng. Top 10 cần 3 tháng, Top 5 cần 4 tháng.... Lên top 10 sẽ có khoảng 10000 traffic/ tháng, top 5 có 20000 traffic/ tháng.
KPI Nội dung
Đây là một KPI quan trọng, vì bản chất trong quá trình SEO thì content is KING là điều không thể nào chối cãi. Và nếu không có content chuẩn thì dự án SEO sẽ không thực hiện được suôn sẻ nếu không muốn nói là bị bể dự án.
Các KPI theo nội dung sẽ là:
- Số bài/ ngày
- Số tương tác/ bài
- Số từ khóa/bài
- Traffic/ bài
- Tỉ lệ chuyển đổi/bài
Bạn phải có định hướng content và một danh sách từ khóa chuẩn để tạo ra các bài viết chất lượng có chứa các từ khóa. Bạn phải biết được là content của bạn nói tới vấn đề nào và sẽ tập trung vào vấn đề nào, theo từng mốc thời gian để có những bài viết phù hợp tương ứng, cũng như cách để viết được content hay và đáp ứng được số đông người xem sẽ thỏa mãn vì content của bạn đã cung cấp được nhu cầu của họ. Và quan trọng là bạn phải nắm bắt được khả năng của nhận sự content của bạn.
Ví dụ như:
Tôi có một người viết content đang trong quá trình thử việc, thì có thể giao KPI về nội dung tăng dần. Tuần đầu yêu cầu 2 bài, tuần sau yêu cầu 3 bài, tuần sau nữa yêu cầu 4 bài.... Mỗi bài có tối thiểu 10 like FB/ 10 g+, 5 bình luận và 01 chia sẻ. Traffic sau khi lên top của bài trong một tuần sẽ đạt 1000 trafic/ tuần và tỉ lệ chuyển đổi thì tùy lĩnh vực có thể là 1/100 hoặc 1/1000.
KPI Liên kết
Độ quan trọng của liên kết trong các dự án SEO là điều không cần phải bàn cãi và để xây dựng được hệ thống liên kết cũng luôn là vấn đề quan tâm của các SEOer lẫn Leader. Các KPI theo liên kết sẽ có là:
- Số forum đi link/ ngày
- Số forum đi link/ link seo/ ngày
- Số link đi trên forum/ ngày
- Số link đi trên forum/ link seo/ ngày
- Số forum được index backlink trỏ về link seo
- Số link được index từ các forum/ ngày
- Tổng lượng index backlink mỗi ngày/ link
- Tổng lượng index backlink mỗi ngày/ web
- Số link die
- Số forum đi link mới/ tuần
- ...
Ví dụ: Hôm nay đi link trên 20 forum cho 5 landing page, ngày mai đi link trên 30 forum cho 6 landing page. Tổng lượng backlink hiện có trỏ về cho một landing page A là 1000, và lượng backlink mới trỏ về page là 50. Tổng lượng backlink trỏ về domain là 30.000 và số backlink mới trỏ về là 2000. Mỗi ngày đi link trên 5 forum mới
Tối ưu onpage
Để website trở nên thân thiện với Google và nhận được thiện của của Google thì người làm SEO phải đi qua từng bước để thay đổi, tối ưu lại website của mình sao cho nhận được thiện cảm của tối đa người xem, cũng như để các con bọ của Google khi quét qua website chúng ta không bị phát sinh lỗi.
KPI chung là:
- Tối ưu thẻ tiêu đề, mô tả
- Tối ưu URL
- Tối ưu các thẻ H như H1, H2, H3
- Tối ưu từ khóa khi đưa vào bài viết, page SEO
- Tối ưu hình ảnh
- Tối ưu liên kết nội
- Tối ưu bố cục và sắp xếp khung
- Tối ưu màu sắc toàn website
- Tối ưu hiển thị trang chủ
- Tối ưu thanh menu, danh mục
- Tối ưu tags
- Tối ưu time loads
- Thêm mã code Google Analytics
- Xác nhận Google Console
- Tạo và up sitemap.xml lên Google Console
- Tối ưu bảo mật, bảo vệ thư mục web
- Tạo file .htaccess để tạo các page thông báo lỗi 301, và tăng bảo mật
- Tạo robots.txt vào Google Console
- ....
- Nắm được html, CSS cơ bản (càng giỏi càng tốt)
- Nắm được các thuật ngữ của SEO onpage
- Nắm được các tiêu chuẩn của Onpage
- Có khả năng mò mẫm tốt
- Sử dụng tốt Googla Analytics và Google Console
- Biết tạo và chỉnh sửa file .htaccess và robots.txt
- Biết tạo và cập nhật sitemaps.xml
- Có kiến thức bảo mật càng tốt
- Bài có tối thiểu 01 H1, 02 H2, 03 H3
- Hoàn thành toàn bộ các tiêu đề, mô tả, danh sách từ khóa.
- Tạo xong sitemaps.xml, robots.txt
- Tạo xong các tài khoản Google Analytics và Google Console
- Tạo xong các menu, các danh mục
- Hoàn thành chỉnh sửa màu sắc website
Càng ngày Google càng đánh giá cao tỉ lệ tương tác của người dùng với website, và xem đây là một trong các yếu tố để đánh giá độ trust của website, và có khá nhiều tiêu chí sẽ bị ảnh hưởng bởi tương tác sosial này. Các KPI ở đây:
- KPI về số like/+
- KPI về số comment/ chia sẻ ( Facebook/ Google Plus)
- KPI về tỉ lệ Bounrate
- Thời gian trung bình của phiên
- Số trang / phiên
- % khách hàng quay lại website
Và để đưa ra các tiêu chí này bạn phải nắm được các vấn đề chủ chốt như SEO page nào, nội dung page là gì, độ quan tâm của người dùng với nội dùng qua Google Trend. Cái quan trọng nhất vẫn là nội dung và bố cục page của bạn có đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Ví dụ: Một page cần 10 like/ 10+, 10 comment, 3 share. Bounrate <40%, thời gian trung bình mỗi phiên >150s, số trang/phiên >3, tỉ lệ quay lại là 10%.
-----------------------------------------
TIẾP TỤC PHẦN 3:
Hai bài trước chúng ta đã phân tích và nói tới KPI dành cho kết quả và KPI dành cho xây dựng. Thật sự khi viết ra hai bài này mình biết nhiều bạn không hiểu và thấy nó rắc rối quá nên không quan tâm và không muốn đọc. Vậy nên để hoàn tất seri này và để các bạn hiểu hơn về chuỗi bài này mình mới viết tiếp phần cuối của seri này.
Có nên đặt KPI cho dự án hay không?
Thực sự thì KPI nghe xa lạ nhưng thật ra nói đơn giản đó chính là chỉ tiêu mà bạn đặt ra cho dự án. Vậy có nên đặt các KPI for SEO hay không?
Đầu tiên mình sẽ nói rằng ở nước ngoài, mỗi khi thực hiện dự án họ đều có một khâu rất chuẩn từ nhận dự án, phân tích dự án và thực hiện dự án. Đi theo một dây chuyền và có những bước thực hiện dự án hẳn hoi. Cho nên trình độ và khả năng hoàn thành dự án của họ luôn đạt tỉ lệ cao hơn Việt Nam khá nhiều. Một dự án nếu ngay từ đầu đã có một khung sườn sẵn, từ lúc lấy info khách hàng đến lúc thực hiện dự án thì tỉ lệ hoàn thành luôn là tối đa.
Đôi lúc thực hiện dự án, bỗng dưng có sự cố như từ khóa tụt hạng, website đie, bị DDOS – hack.... Nếu không có chuân bị thì bạn sẽ phải loay hoay tìm cách giải quyết. Vậy nên một qui trình với những chỉ số đặt ra sẵn luôn là cột mốc mà bạn hướng tới và đó là KIM CHỈ NAM của dự án.
Ai cũng muốn lớn mạnh, muốn có những khách hàng lớn hơn và có nhiều thu nhập hơn. Vậy thì việc đặt KPI cho SEO là điều không thể nào bỏ qua được. Thông qua các KPI chúng ta sẽ biết được dự án sẽ mang lại gì, bao nhiêu và tốn kém bao nhiêu thời gian, công sức, chi phí, nhân sự... Cũng thông qua các KPI chúng ta sẽ biết được tiến độ công việc , thái độ và khả năng của thành viên trong team. Cho nên việc đặt KPI for SEO là điều hoàn toàn cần thiết cho dự án SEO.
Cách đặt KPI for SEO và đặt KPI for SEO có khó không ?
Mình đã chia làm 2 phần rõ ràng, KPI kết quả và KPI xây dựng. Tất nhiên để đặt KPI cho từng phần sẽ có những cá nhân với vai trò tương ứng.
- Với KPI kết quả thường là Manager đưa ra, chỉ cần có một chút kiến thức chuyên môn hoặc tầm nhìn, cũng như suy nghĩ của các manager về kết quả thường chuẩn hơn so với các nhân viên kỹ thuật cho nên KPI kết quả thường là do các SEO manager đưa ra hoặc do các SEO Leader đưa ra và các SEO manager xem xét góp ý.
- Còn các KPI xây dựng thì người đưa ra là những SEOer có chuyên môn tốt, cũng như có tầm nhìn và kinh nghiệm. Vì đây là những chỉ số KPI chuyên cho kỹ thuật và phải là người nắm tốt kỹ thuật đưa ra. Nên thường do các SEO Leader đưa ra các chỉ số này cho team SEO thực hiện
Cách đơn giản để làm quen với KPI for SEO
Đây là cách mình làm quen với cách đặt KPI for SEO và mình sẽ chia sẻ lại với các bạn. Thật sự lúc đầu mình cũng nghĩ đặt làm gì cho phức tạp lên, nhưng sau khi thực hiện vài dự án với những KPI được chính mình đặt ra ( có tham khảo từ Google và đồng nghiệp ) thì lợi ích của việc đặt KPI đã hiện ra rõ ràng. Với qui trình và mục tiêu có sẵn, vào dự án là chỉ apply vào và thực hiện, có sẵn các bước chuẩn bị dự án và thậm chí là xử lý sự cố.
Đầu tiên ( lúc này mình chỉ là gà mờ chẳng bao nhiêu kinh nghiệm ) mình tự đặt các KPI hoàn thành công việc cho chính mình ( nghe có vẻ tự kỉ ), nhưng mình đặt ra các yêu cầu và bắt chính mình hoàn thành những yêu cầu này. Lúc đầu mình đặt các yêu cầu khá đơn giản như ngày bao nhiêu link, bao nhiêu bài, đạt được bao nhiêu comment.... Sau đó mình nâng dần lên ngày bao nhiêu traffic, bao nhiêu từ khóa lên top trong thời gian này và top bao nhiêu.... Rồi danh sách từ khóa tăng từ vài từ đến vài chục từ đến hàng ngàn từ. Rồi cùng lúc mình nhận bao nhiêu dự án, mỗi dự án bao nhiêu key....
Qua thời gian và tích lũy kinh nghiệm mình không ngừng nâng cao KPI của chính mình và hoàn thành từng bước một. Tăng dần từ số lượng và chất lượng theo thời gian, dần dần khả năng của mình tăng cao và từ SEO Newbie đến SEO Leader. Lên tới Leader mình lại tiếp tục đặt KPI cho team và cho chính mình, ở mỗi vị trí thì tầm nhìn của bạn sẽ khác nhau, bạn sẽ nhìn nhận sự việc dưới một con mắt và suy nghĩ khác. Cũng như khi bạn trưởng thành bạn sẽ thấy những trò nghịch ngợm lúc thơ bé của bạn thật ấu trĩ, nhưng đó là tuổi thơ và là điều bạn luôn hoài niệm. Khả năng càng cao thì trách nhiệm càng cao, để đạt được nhiều điều không tưởng bạn phải thực hiện những điều bạn chưa từng làm và bạn hãy luôn đặt mình vào vị trí của người khác, vị trí khác sẽ cho bạn những cảm nhận khác nhau về sự việc.
Không có ai cam tâm ở mãi một vị trí suốt đời, cũng như không ai muốn dừng bước thăng tiến của mình lại. Ai cũng muốn vươn lên và ai cũng muốn mình là người thành công, những người thành công là những người có những toan tính sâu xa và sắc bén, nhưng đầu tiên bạn phải có những áp lực với chính mình, với những cố gắng học tập nâng cao kiến thưc và nỗ lực không ngừng nghỉ, hoàn thành những chỉ số mà bạn phải đạt được. Khi bạn cảm nhận được khó khăn và vượt qua nó thì bạn sẽ làm được những điều mà bạn mong muốn.
P/s: Tạm kết thúc seri KPI for SEO
Theo Băng Tâm
Nguồn: http://www.thegioiseo.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét