Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Nước sinh hoạt bị ô nhiễm, bạn có biết cách nhận biết ?

Nước sinh hoạt là nhu cầu thiết yếu của con người, song nếu sử dụng nguồn nước ô nhiễm, rất có thể chúng ta sẽ mắc các bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe. Do vậy, cần phải có các biện pháp cụ thể để xác định nguồn nước ô nhiễm ngay khi nó xảy ra và kịp thời có cách khắc phục. Điều kiện dẫn tới nước sinh hoạt bị ô nhiễm có thể đến từ nhiều lý do song chủ yếu, vấn đề chính vẫn là hệ thống xử lý nước sinh hoạt của các công ty tổ chức hoạt động vận hành như thế nào ?


Ảnh hưởng do các đường ống dẫn nước sinh hoạt do lâu ngày bị hỏng hóc …. dưới đây là một vài những cách nhận biết nước sinh hoạt của bạn đang có vấn đề? Và cách xử lý nước sinh hoạt thông thường hay dùng mà không cần đến bất cứ thiết bị xử lý nước sinh hoạt nào chuyên dụng.
Các chất bẩn trong nước có thể chia làm 3 loại theo tính chất hoá học, lý học và sinh học. Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm thường có cách nhận biết như sau:
  • Nước nhiễm sắt, phèn : Mùi nước sẽ tanh và thường là có màu xanh vàng. Nước nhiễm sắt có mùi tanh khó chịu, để lâu trong không khí nước chuyển màu vàng do sự kết tủa của Fe(OH)3 nhưng cũng có một số nguồn nước bị nhiễm sắt không có sự chuyển màu vàng do sắt kết hợp với các hợp chất hữu cơ tạo ra các phức bền không kết tủa.
  • Nước nhiễm Hydrogen sulfide ( H2S) : Mùi trứng thối lẫn trong nước là dấu hiệu nguồn nước sinh hoạt nhà bạn bị nhiễm H2S.
  • Nước nhiễm Clo có mùi đặc trưng tương tự “mùi thuốc sát trùng trong bể bơi”.
  • Nhiễm mangan, nếu nước sinh hoạt là nước cứng mặt nước có váng đen, bám chặt vào dụng cụ đựng nước , thức ăn nấu khó chín hơn bình thường, xà phòng trong nước cứng cũng khó tan hơn (nhận biết khi giặt quần áo). Váng đen này chính là mangan bị ôxy hoá tạo thành mangan ôxít. Nước cứng do canxi và magie có một lớp đóng cặn ở đáy dụng cụ đun hoặc dụng cụ chứa nước nóng.
  • Nước nhiễm phenol sẽ có mùi rất đặc biệt, nhất là khi nó kết tủa với Clo trong nước có mùi khó thở, buồn nôn. Lượng phenol trong nước 25 – 30mg/l có thể làm cá chết.
Xem thêm:

Xử lý nước bằng cách đơn giản nhất :

Dùng nhiệt trong xử lý nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm:
Đun sôi là một trong những cách khá hữu hiệu và ít tốn kém trong xử lý nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Để nước sôi khoảng 1 phút là bạn có thể hoàn toàn yên tâm loại bỏ các loại vi khuẩn, cả với trứng Giardia.
Còn với các loại kim loại nặng như sắt, chì, sẽ tự động lắng, đóng cặn dưới ấm đun. Với hệ thống nước ô nhiễm nặng (nồng độ kim loại cao) nên xúc ấm thường xuyên để loại bỏ lớp cặn dưới đáy, dùng dấm hoặc nước chanh đun sôi cùng nước sẽ khiến lớp cặn này bong ra.
Xử lý nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm bằng phương pháp SODIS:
Cách làm này rất đơn giản, chỉ cần đem nước cho vào các bể chứa 1 ngày để làm lắng sơ bộ, sau đó đem phơi nắng từ 1 đến 2 ngày, nắng to thì phơi ít, nắng nhỏ thì phơi lâu.
Trên đây là 2 cách xử lý nguồn nước ô nhiễm khá thân thiện với môi trường và đơn giản nhất khi gia đình chưa sắm được máy lọc nước uống. Có một vấn đề đặt ra ở đây là, tìm được giải pháp phù hợp trong xử lý là vô cùng quan trọng nhưng việc quan trọng không kém là làm sao để xác định được nguồn nước bị ô nhiễm này kịp thời.

1 nhận xét: