Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

7 bước căn bản để đưa 1 website lên top

Trước khi đọc bài này các bạn lưu ý: Đây là kiến thức và kinh nghiệm của riêng tôi nên có thể sẽ không đồng nhất với các bạn, các bạn chỉ nên đọc để tham khảo. Bài viết này chỉ dành cho seoer mới. Và 7 bước dưới đây chỉ là căn bản, mỗi 1 phần trong bảy bước này cũng còn rất nhiều vấn đề, vì vậy mình sẽ tiếp tục seri tiếp theo để hoàn thành trọn bộ này, mong mọi người đóng góp ý kiến và thảo luận để mình rút ra kinh nghiệm.
seo-tu-a-den z.jpg
7 bước căn bản SEO (Ảnh internet)


I. Lên danh sách từ khóa muốn SEO

Phân bổ menu dựa theo cấp độ khó giảm dần của từ khóa, độ ưu tiên từ khóa dễ hay khó, phần này như là 1 cái móng nhà, nó quyết định phần lớn đến cấu trúc website của bạn cũng như các bước sau này khi bạn SEO website của mình.


II. Thiết kế website :

- Yêu cầu thiết kế web chuẩn theo mô hình MVC

- Tìm bên nào nhiệt tình support, yêu cầu cho xem web họ đã từng làm để xem giao diện có ok không

- Check admin có dễ dùng không. Yêu cầu xem trực tiếp 1 bản admin họ đã làm.

III. Yêu cầu thiết kế web chuẩn SEO

- Có thể chỉnh sửa tùy ý 3 thẻ:

+ thẻ tiêu đề (title) < 65 ký tự

+ thẻ mô tả (description) <160 ký tự, từ khóa chính nên lặp lại 1-2 lần và phân bổ đều.

+ thẻ từ khóa (key words)

- Có thể chỉnh sửa link tùy ý(chú ý: Link phân k quá 2 cấp đối với website có lượng data nhỏ, các website lớn nên phân ra nhiều cấp độ)

ví dụ:
Mã:
http://bepanthinh.com/bep-tu-munchen-g60_468.html
- Phiên bản mobile tối ưu

- Tối ưu tốc độ load web :

+ bản web

+ bản mobile

Lưu ý: web phải có cache, cách kiểm tra cache của web mình vào:
Mã:
https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/
(đo tốc độ load web)

Nếu chỉ số thấp hơn 50/100 thì yêu cầu cải thiện tốc độ load web.

Thông thường 1 web tốc độ ok đạt chỉ số như sau:

+ Bản PC: > 75

+ Bản mobile: >60

- Tối ưu thẻ Heading từ H1 đến H6

+ Yêu cầu chỉ có 1 thẻ H1 trên 1 page

+ mỗi trang ít nhất phải có 1 thẻ H2 và H3 trở lên.

+ H4-H6 tùy nhu cầu mà có hay không (yêu cầu coder fix cứng)

( Chuẩn chỉ cần H1, H2, H3 là ok)

Lưu ý: Sự phân bổ từ khóa trong 3 thẻ H1, H2, H3 sẽ theo mức độ khó giảm dần.

Ví dụ: H1: bếp điện từ munchen g60 (chứa main key word)

H2: thông số kỹ thuật bếp điện từ munchen g60 (chứa những từ khóa liên quan đến từ khóa chính)

H3: bếp điện từ munchen g60 có tốt không? Mua chính hãng ở đâu? (chứa những từ khóa liên quan đến từ khóa chính)

- Sử dụng công cụ SEO Quake> Diagnosis để check các chỉ tiêu buộc phải chuẩn SEO:

+ Google analytics

+ Site map

+ Robots.txt ( coder phải biết nguyên tắc cho phép bọ đọc gì và k đọc gì trên web mình)

LƯU Ý:

- Trước khi coder làm phải yêu cầu: Bất kỳ 1 cái ảnh nào trên web phải buộc có ALT

IV. Onpage


seo-onpage.jpg
SEO Onpage (Ảnh internet)

Nguyên tắc: Từ xa tới gần, từ to tới nhỏ

1. Onpage trang chủ:

Dựa vào danh sách từ khóa đã lên từ đầu ở mục 1 để xác định xem trang chủ SEO từ khóa gì hoặc có nên SEO hay không, hay chỉ làm thương hiệu.

- Có SEO trang chủ hay không?

Không SEO trang chủ vì: Tên miền mang thương hiệu cá nhân hoặc sản phẩm của website không đồng nhất

Có SEO trang chủ vì: tên miền đồng nhất với sản phẩm và toàn bộ nội dung web chỉ về 1 nhóm sản phẩm độc nhất.

- Làm thương hiệu hay không?

Làm thương hiệu liên quan đến tên miền hoặc website thuộc công ty đầu tiên tạo ra 1 sản phẩm dịch vụ.

Khi domian (tên miền) trùng với ngành nghề, lưu ý chỉ áp dụng khi các sp trong web chỉ thuộc về một nội dung.

2. Onpage Category (menu/danh mục/nhóm sp)

Dựa trên danh sách từ khóa đã lên ở phần 1.

Cần phải làm:

- Tối ưu 3 thẻ TDK (Title-Description-Keyword)

Ví dụ: SEO cho danh mục BẾP ĐIỆN TỪ

Thẻ T: Mua bếp điện từ, bếp từ cao cấp giá rẻ tại Hà Nội (Xem lại cách viết title theo chuẩn SEO, giật tít..v.v.)

Thẻ D:Mua bếp điện từ giá rẻ nhập khẩu tại Hà Nội, bếp điện từ An Thịnh chính hãng nhập khẩu có CO/CQ xuất xứ các thương hiệu lớn trên thế giới như Italy, Germany, Tây Ban Nha...

Thẻ K: bếp điện từ, bep dien tu, bếp điện, bep dien, bếp từ, bep tu, mua bếp điện từ, mua bep dien tu, bếp điện từ giá rẻ, bep dien tu gia re, bếp điện từ nhập khẩu, bep dien tu nhap khau

- Việc tiếp theo cần làm đó là chú ý tối ưu hóa nhất có thể tỷ lệ chuyển đổi trang cho người dùng. Việc này liên quan đến thiết kế bố trí trang ngay từ khi thiết kế trang web.

C. Onpage sản phẩm/ bài viết

- Tối ưu 3 thẻ TDK

- Gắn thẻ H2, H3 (H1,H4-H6 coder đã fix cứng)

- Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (cực kỳ quan trọng) (học tập theo cách mà các trang báo mạng đang làm để chuyển đổi người đọc từ 1 bài viết sang nhiều bài viết khác, kéo dài time on site của người dùng) – yêu cầu coder làm thêm tag.

Ví dụ: onpage về sản phẩm bếp từ munchen g60

Ta nên có:

+ Những bài viết liên quan về sản phẩm này

+ Các sản phẩm liên quan tới sản phẩm g60 như: các sản phẩm cùng giá tiền nhưng của thương hiệu khác, các sản phẩm cùng thương hiệu munchen nhưng khác giá tiền, các sp hút mùi, lò nướng, chậu vòi có thể phù hợp làm combo với bếp G60, v.v.v.

>>>>> Nên làm auto ngay từ khi thiết kế và code web (gọi Đóa hỗ trợ nếu cần thiết)

- Viết nội dung chuẩn SEO

+ Nghiên cứu từ khóa chính, từ khóa liên quan để gắn nó vào thẻ H2, H3

+ Lặp lại từ khóa chính trong bài viết: từ khóa chính và từ khóa liên quan lặp lại trong nội dung bài viết 1 cách tự nhiên nhất, bôi đậm các từ khóa chính.

+ Tạo tag

- Build Link nội bộ (Rất quan trọng)

D. Onpage hình ảnh

- Vấn đề đầu tiên trong phần này là hình ảnh trên website của bạn phải là độc nhất, tốt nhất là nên chụp hình ảnh thực tế post lên website.

- Tiếp theo là gắn các thẻ alt cho ảnh. Việc này cần thực hiện đối với tất cả các ảnh trên website của bạn bao gồm cả các ảnh fix cứng trong khung của website. Thẻ alt có thể hiểu đơn giản là thẻ tên của ảnh, nó tượng trưng cho tên gọi của 1 ảnh trong mắt google là gì! Từ đó sẽ phần biệt được các ảnh với nhau ra sao và quyết định đến kết quả thứ hạng ảnh của bạn trên bảng kết quả tìm kiếm.

- Nếu ảnh trên website của bạn là độc nhất và là bản quyền của bạn thì nên gắn thương hiệu ảnh của mình lên ảnh, 1 là để hạn chế đối thủ copy ảnh 1 cách trắng trợn(tất nhiên nếu bên nào chịu đầu tư thì vấn lấy được bt) 2 là để nâng cao chất lượng cũng như thứ hạng của website bạn.

V. Off Page


mo-hinh-site-ve-tinh.jpg
SEO Offpage (Ảnh internet)


5.1. Mạng xã hội:

Một số MXH tiêu biểu trên TG: Facebook, Youtube, Twitter, Instagram, G+, Printest, Yahoo

Xem thêm: DS 100 MXH lớn nhất VN

Mã:
Mã:
http://bicweb.vn/vi/quang-ba-website-seosem.nd132/danh-sach-100-mang-xa-hoi-lon-nhat-viet-nam.i836.html
Công dụng của MXH:

- Mang lại lượt truy cập cho website

- Mang lại chỉ số hữu ích cho website như like, +, share

Lưu ý: không nên quá lạm dụng khi đăng bài, like, share trên mạng xã hội, tránh việc trùng IP tương tác cho link trong 1 time dài.

Ưu tiên: share trên các group cùng chủ đề. Tham khảo thêm bài viết:


5.2. Building Link – Rải link

Rải link chia ra nhiều cấp độ từ thấp đến cao như sau:

A. Diễn đàn – cấp độ thấp nhất

Đa phần là spam, 1 bài viết rải nhiều diễn đàn. Cách này có thể áp dụng đối với các từ khóa khó để tăng độ liên kết domain tới link của mình, nhưng nó chỉ nên diễn ra từ 1 đến 2 lần. (nếu có lực nên hạn chế, mỗi bài viết chỉ đi 5-10 diễn đàn)

Nhược điểm của việc spam 1 bài viết trên nhiều diễn đàn: lượng link đổ về k chất lượng, tỷ lệ Google index thấp, phá hoại diễn đàn mình tham gia.

Ưu điểm của diễn đàn: dễ tìm, dễ thay thế, số lượng lớn, free

Nhược điểm: chất lượng link kém nhất, có thể mất link bất cứ lúc nào phụ thuộc vào diễn đàn.

B. Site vệ tinh

Chia làm 2 tầng lớp chính:

B.1 Site vệ tinh mã nguồn mở: Blogspot, wordpress, site google, wap maker.... (search từ khóa: công cụ làm web free)

Ưu điểm: free, dễ sử dụng

Nhược điểm: khó tối ưu SEO, giao diện fix cứng, chất lượng link không thật sự cao.

B.2 Website: do mình bỏ tiền lập ra

Ưu điểm: tính năng tùy biến cao, chất lượng link tốt

Nhược: mất chi phí

Mô hình site vệ tinh:

Có nhiều mô hình building hiện nay, tuy nhiên đều là biến thể của dạng mô hình kim tự tháp, tùy theo phân cấp và số cấp mà chia thành nhiều dạng cũng như tự sáng tạo ra mô hình riêng cho mình. Chú ý tránh việc build link 2 chiều, link vòng.

Mô hình site vệ tinh tối ưu nhất đó là:

Cấp 3: link từ diễn đàn đổ về blogspot

Cấp 2: link từ blogspot đổ về site phụ (có thể đổ cả về site chính)

Cấp 1: link từ site phụ đổ về site chính.

5.3. Tăng chỉ số của MXH, các chỉ số đc Google công nhận như:

- Moz: DA (Domain authority), PA (Page authority) là chỉ số về tên miền và trang. Đối với các trang bán hàng thì thường DA dao động ~ 30. Các trang mạng xã hội như Facebook, G+, Youtube DA thường rất cao ~100. Chỉ số DA và PA cũng có thể sử dụng khi ta muốn tìm website để trao đổi link, hoặc khi ta mua 1 tên miền cũ đã từng đc sử dụng. Chỉ số DA, PA cũng nói lên mức độ build link của 1 website. Nói cách khác nếu muốn DA và PA cao thì lượng link đổ về phải càng lớn.

- Alexa Rank: đánh giá thông qua lượt view website, chỉ số time on site

- Google index: Thường 1 website lượng link được Google index nhiều hơn lượng sp trên website 10% là ok, nếu lượng link Google index thấp hơn lượng sp chứng tỏ website đó có nội dung kém.

- G+: nên thường xuyên mỗi ngày post link vào các nhóm + cho nhau

- Facebook Like, share: nên làm thường xuyên

Mẹo kiếm link từ facebook là dùng facebook note :
Mã:
https://www.facebook.com/notes
- Printest

- Twitter

Mẹo kiếm like, share trên facebook joint vào các group, kiếm ảnh đẹp girl xinh, video độc (bắt buộc phải tải video về và up lên)... và cắm link.

VI. Cách xây dựng site vệ tinh:

Hệ thống site vệ tinh đc phân theo cấp độ sau: site chính <site cấp 1 (web vệ tinh) <site cấp 2 (blog)<diễn đàn

- Site chính: khi web ổn định, nếu muốn SEO sản phẩm thì mỗi ngày cần đảm bảo ít nhất 1 bài viết đều đặn post lên site chính, dùng bài viết đó quẳng lên hệ thống site vệ tinh và diễn đàn. Lưu ý bài viết chung chung cho main key word k đc phép rải diễn đàn.

- Site cấp 1: cần 1000 bài viết, mỗi bài viết post lên hệ thống site cấp 1 và cấp 2, diễn đàn

- Site cấp 2: dùng phần mềm spin, lấy bài từ các trang báo. Đối với site cấp 2 thì k cần đi diễn đàn build link.

- Nguyên tắc build link: Không bao giờ đc đi link vòng, link 2 chiều.

- Diễn đàn: chủ yếu để build link cho site cấp 1 và site chính. Chú ý những bài viết về chủ đề chung chung trên site chính chỉ đc phép build trên hệ thống site vệ tinh, k đc phép build diễn đàn như bài viết về sản phẩm. Trên diễn đàn cần sản xuất bài viết mới riêng biệt để build cho site cấp 1 và site chính.

VII. Các công cụ phổ biến hỗ trợ để SEO

7.1. SEO quake

- Là công cụ để giúp ta nhận biết nhanh nhất tất cả các chỉ số của 1 website và cho ta biết thông tin cơ bản nhất của website đó. Một số chỉ số cơ bản cần quan tâm

+ Page rank (PR): là chỉ số đánh giá chất lượng 1 website, tuy nhiên cuối 2013 Google đã bỏ chỉ số này. Những web trước đó đã đc xếp hạng PR thì vẫn giữ nguyên và k tăng nữa, những web mới thì k đc đánh giá PR nữa. PR có 12 cấp: n/a =>0=>1...=>10. Trong đó n/a là thấp nhất.

+ Google index: chỉ số này giúp ta biết được lượng thông tin trên web có nhiều hay không.

Giúp nhận biết được web có chất lượng hay không khi chọn website để building hoặc mua bán trao đổi textlink.

Chú ý: nếu chỉ số Google index của 1 web là n/a chứng tỏ web đó bị Google phạt

+ Alexa Rank (A rank): cho biết thứ hạng của website trên thế giới và ở việt nam. Thứ hạng này đc đánh giá dựa trên tỷ lệ truy cập trang, time on site, tỷ lệ chuyển đổi trang.

+ Age: tuổi của website

+ Whois: cho biết tất cả thông tin liên quan đến domain

+Keyword Density: Mật độ từ khóa trên website

+Diagnosis: Cho biết các chỉ số cơ bản của 1 page có chuẩn SEO hay không. Một số tiêu chí cần chú ý: các thẻ TDK, Thẻ Heading, IMG thiếu ALT, robots.txt,site map, google analytics....

+Links: cho biết lượng link trên 1 trang bao gồm internal link, external link, followed link và nofollowed link.

7.2. Moz

Là công cụ đánh giá DA, PA của website (độ tín nhiệm của tên miền và trang)

Sử dụng Moz xem link internal, external, followed, nofollowed.

7.3. Ahref thần thánh

Là công cụ check backlink của 1 website.

Dardboard: những chỉ số cần quan tâm chính:

Backlinks : lượng backlinks trỏ về link gốc , bao gồm link live và die

Referring Domains: lượng domains liên kết bao gồm domain live và die

Referring Pages: lượng pages đổ link về site của mình

Total Backlinks: tổng lượng backlink

Tỷ lệ giữa Referring Pages và Total Backlinks cho biết tỷ lệ link trên 1 pages.

Referring Ips: lượng IP đổ về link gốc

Referring Ips và Referring Domains cho biết tỷ lệ bao nhiêu domain trên 1 IP đổ về link gốc. Tỷ lệ IP và domain bằng nhau là tốt nhất, k nên để lượng domain vượt quá lượng ip quá nhiều, sẽ bị Google đánh giá thấp hoặc phạt.

Referring Subnets; ví dụ 103.18.7.211 thì 211 là IP, 103,18,7 là subnet. Tỷ lệ subnet/IP cho biết có bao nhiêu IP cùng 1 máy chủ >>> nếu số lượng subnet thấp hơn lượng IP quá nhiều thì sẽ k ok.

Tỷ lệ link Dofollow và nofollow k vượt quá 80:20(Chỉ số này để tham khảo, bản thân mình cũng không quá coi trọng vấn đề này, chủ yếu là chất lượng link và tỷ lệ tương tác click vào link đó của bạn thôi)

7.4. Google Webmaster tool(Tự tìm hiểu)

7.5. Google Analytics(Tự tìm hiểu)

Nguyễn Đóa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét