Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Nước máy là gì ? Và cách xử lý của nó

Cuối cùng thì gia đình tôi cũng được “hòa mạng” hệ thống nước máy của thành phố. Ứớc mơ bao năm đã thành hiện thực. Chúng tôi đã tận hưởng sự sung sướng này suốt mấy tháng trời. Nếu không có sự kiện sau đây, có lẽ đến giờ chúng tôi cũng vẫn còn vô tư sử dụng nguồn nước này.
Khi tập cho con gái bé nhỏ của chúng tôi uống sữa ngoài, chúng tôi gặp không ít khó khăn. Chúng tôi đã đổi qua đổi lại rất nhiều loại sữa nội, sữa ngoại nhưng tất cả đều bị bé “chê”, không chịu uống.
Một người bạn thân làm việc cho hãng sữa nổi tiếng của Thụy Sỹ đã khuyên chúng tôi: Không nên thay đổi loại sữa nữa (có lẽ công thức sữa giữa các hãng cũng không khác nhau nhiều). Hãy thử thay đổi loại nước dùng để pha sữa. Đúng là một chuyên gia!


Sau khi pha sữa bằng nước đóng chai (loại chất lượng tốt) chúng tôi không còn mất nhiều công sức như trước. Em bé hưởng ứng nhiệt tình cả sữa mẹ và sữa ngoài.
Nguyên nhân là: trong nước máy có quá nhiều Clo, gây mùi khó chịu làm em bé phản đối.

Vậy Clo là gì? Clo ở đâu ra?

Clo là một chất hóa học rẻ tiền nhưng có tác dụng ô xy hóa và sát khuẩn rất hiệu quả. Vì tính chất này, Clo được sử dụng đẻ khử trùng trong quá trình xử lý nước máy. Do đặc tính ô xy hóa cao, Clo dẽ dàng kết hợp với những hóa chất có trong nước để tạo ra những hợp chất có hại cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ung thư.
Dư Clo – nguy hiểm. Không thấy Clo – nước có nhiễm khuẩn?

Cách khử Clo và các hợp chất từ Clo.

Nước máy từ đâu mà ra?

Phần lớn nước sinh hoạt cho các khu đô thị lớn như TP.HCM, TP Biên Hòa, thị xã Thủ Dầu Một… đều lấy từ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa như hiện nay, mối đe dọa đến chất lượng nước nguồn cung cấp cho các nhà máy nước cũng gia tăng. Ví dụ, nồng độ BOD5 trên sông Đồng Nai tại Hóa An – điểm lấy nước vào Nhà máy nước Thủ Đức – hiện ở ngưỡng 3,0 – 6,5mg/l. Dự báo trong khoảng năm năm nữa, con số này có khả năng lên tới 11,5-13,8mg/l, vượt tiêu chuẩn quy định nguồn loại A tới 2,9-3,4 lần. Tương tự, hàm lượng vi sinh, các chất dinh dưỡng từ các nguồn thải sinh hoạt cũng sẽ tăng 2-3 lần so với hiện nay. (chi tiết)

Nhà máy lọc nước như thế nào?

Qua tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng lại toàn bộ quy trình công nghệ xử lý nước đang áp dụng tại Nhà máy nước Thủ Đức, trong trường hợp nước trên sông Đồng Nai tại trạm bơm Hóa An ô nhiễm hữu cơ với nồng độ BOD5 đạt 10mg/l, cho phép kết luận rằng: công nghệ truyền thống (lắng, lọc cát, khử trùng bằng Chlorine) đang áp dụng tại Nhà máy nước Thủ Đức không đảm bảo yêu cầu chất lượng nước cấp đầu ra. Việc sử dụng chlorine để khử trùng nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ khiến cho các chất hữu cơ bị chlorine hóa (THMs) xuất hiện trong nước, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng nước. (theo nội dung báo Tuổi Trẻ phỏng vấn GS.TS Lâm Minh Triết, nguyên viện trưởng Viện Môi trường và tài nguyên, ĐH Quốc gia TP.HCM)
Tình trạng nước máy ở các thành phố khác liệu có khả quan hơn?

Hệ thống đường ống có đảm bảo an toàn?

Ở các thành phố lớn, hệ thống đường ống chưa được đầu tư thoả đáng, đồng bộ. Đường ống cũ xuống cấp trầm trọng. Đường ống mới không đạt tiêu chuẩn, bị rò rỉ, vỡ, lắp đặt không đảm bảo quy cách thậm chí còn chui trong đường cống thoát nước) đã dẫn đến một số khu vực nước có tạp chất, nhiễm khuẩn như báo chí phát hiện trong thời gian qua. Để yên tâm hơn, các nhà máy nước thường lại chọn giải pháp tiết kiệm nhất: tăng thêm hàm lượng Clo đảm bảo đủ để diệt khuẩn ở tận cuối nguồn. Hệ thống càng không an toàn, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao và càng cần nhiều Clo để khử trùng.
Trước khi ra tới vòi, nước máy lại còn phải chảy qua một “tiểu hệ thống” ống nhựa ẩn chứa các kim loại nặng độc hại.

Những “vấn đề” của nước máy

  • Cảm quan – Các loại mùi (Clo, Sulphur) hoặc màu (phèn sắt) gây khó chịu.
  • Cặn thô – Các loại cặn, gỉ sét tích tụ trong đường ống
  • Độ cứng – Do các kim loại nặng như Can-xi, Magiê hòa tan trong nước, gây đóng cặn trong các thiết bị (máy nước nóng, ấm, bình thủy, máy giặt… Ngoài ra, giặt quần áo bằng loại nước này thường tốn nhiều bột giặt hơn.
  • Chì – Một kim loại độc hại cho sức khỏe nhưng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nhựa, chế tạo ống nước. Chì đặc biệt độc hại cho trẻ nhỏ.
  • Hợp chất hữu cơ (VOCs) – Thường thấy nhất là các hợp chất có nguồn gốc dầu mỏ (benzene, trichloethylene và chlordane).
  • Trihalomethanes (THMs) – THMs là những hợp chất hữu cơ độc hại nhất hình thành trong quá trình khử trùng bằng Clo, do Clo phản ứng với các hợp chất có sẵn trong nguồn nước. Đây là nguồn gây ung thư.
  • Ký sinh trùng – Một số vi khuẩn coliform, Crytosporidium và Giardia Lamblia có thể tồn tại trong môi trường Clo
  • Mùi hôi do Clo- Để khử trùng tận cuối nguồn, các nhà máy nước có xu hướng tăng thêm lượng Clo cần thiết, tạo mùi khó chịu và tạo hợp chất THMs

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét